Sau chiến tranh Napoleon Aleksandr I của Nga

Hòa bình Paris và Quốc hội Vienna

Sa hoàng Nga ra sức trấn an tinh thần của mình bằng các hoạt động thần thánh, cụ thể là liên lạc với các giáo sĩ Phúc âm để củng cố niềm tin tôn giáo. Ông đã gặp và được linh mục - nữ bá tước de Krüdener chợ cầu nguyên để tâm hồn được bình an (mùa thu năm 1813). Từ thời này, một niềm tin bí ẩn vào một thế lực siêu nhiên được đẩy lên trong tâm hồn của Sa hoàng; về sau nó (tức niềm tin bí ẩn) được De Krüdener và người bạn là nhà truyền giáo Louis Empaytaz duy trì và họ đã trở thành những người trung thành với những tư tưởng bí mật của hoàng đế. Trong khi bắt đầu cuộc chiếm đóng Paris, Sa hoàng tổ chức cho các lãnh đạo của các vương quốc đồng minh lễ cầu nguyện, ra lời tiên tri dự báo những thay đổi của thế giới sau năm 1814.

Đó là tâm trạng của Aleksandr I khi sự sụp đổ của Napoléon đã để lại cho ông lãnh đạo một trong những quốc gia có quyền lực nhất ở châu Âu. Với ký ức Tilsit còn đọng lại trong tâm trí của Hoàng đế Nga, không phải tự nhiên rằng Sa hoàng đang hoài nghi về tình hình thế giới hiện tại như Ngoại trưởng Áo Metternich từng ví von rằng, Aleksandr I dung như đang ngụy trang cái suy nghĩ của mình về việc "hủy bỏ niềm tin Phúc âm". Trên thực tế, dường như quyền lực của các lãnh đạo hoàng gia đang có xu hướng thay đổi theo nhiều hướng khác nhau, không còn thống nhất và đây là điều khiến Hoàng đế Nga lo lắng. Mặc dù bà nữ bá tước de Krüdener không có tác động nhiều đến tư tưởng của nhà vua, nhưng Frédéric César de La Harpe (giáo viên dạy dỗ trước đây của ông) lại một lần nữa khuyên nhủ ông ta phải luôn cầu nguyện. Trong lời cầu nguyện, nhà vua Nga lên án Napoleon là "người thiên tài độc ác", tố cáo ông ta dưới cái tên "tự do" và "giác ngộ". Một mưu đồ lớn của các cường quốc thuộc khu vực miền Đông dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa Jacobin (Pháp) đang lan rộng khắp châu Âu, cho rằng nước Nga sẽ hùng mạnh thay vì muốn một nước Pháp mạnh mẽ như trước đây. Tai Đại hội Vienna, Aleksandr I nhấn mạnh sự không tin tưởng với mưu đồ của các cường quốc phía Đông, thế nhưng Castlereagh, người có mục đích duy nhất là khôi phục lại "một sự cân bằng chính xác" ở châu Âu, đã chỉ trích Sa hoàng phải đối mặt với một "lương tâm" khiến ông phải cản trở sự sắp đặt của các cường quốc bằng cách giữ sự kiểm soát của ông đối với Ba Lan.

Chịu ảnh hưởng của tư tưởng "thần thánh" từ De Krüdener và thầy dạy La Harpe, quyền lực tuyệt đối của các vị vua, Sa hoàng Nga Aleksandr I đã cùng với vua Áo, Phổ tuyên bố kết đồng minh để tuyệt đối hóa niềm tin đạo Công giáo, hình thành "Liên minh thần thánh" vào ngày 26 tháng 9 năm 1815[33]. Trong Liên minh này, Ngoại trưởng Áo cố gắng làm cho nó trở thành pháo đài chống lại nền dân chủ, cách mạng và chủ nghĩa thế tục.

Quan điểm chính trị tự do

Chịu ảnh hưởng bởi luồng tư tưởng tự do từ thời bà nôi là Nữ hoàng Ekaterina II của Nga, Sa hoàng Aleksandr I chấp thuận một thế giới tự do để giữ gìn cân bằng quyền lực giữa các cường quốc sau Hội nghị Vienna, nhất là việc công bố Ba Lan là quốc gia tự do đặt dưới sự ảnh hưởng của Nga[34]. Nhưng đến năm 1818, một âm mưu của các sĩ quan đảo chính nhằm bắt cóc Hoàng đế Nga khi ông đi tham dự Đại hội Aix-la-Chapelle đã khiến Sa hoàng phải thay đổi quan điểm của mình. Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Anh và Áo, Aleksandr I chấp nhận phản đối của Castlereagh chống lại chính sách của Metternich về "các chính phủ ký kết một liên minh chống lại các dân tộc". Sa hoàng Nga mặc dù vẫn tuyên bố niềm tin của ông trong "các thể chế tự do", nhưng tự do là phải có giới hạn trong khuôn khổ trật tự xác định[35].

Để đối phó với các cuộc cách mạng ở Đức, Ý do Liên minh thần thánh của các cường quốc hoạt động chưa mạnh mẽ, lãnh đạo của các cường quốc đã họp Hội nghị Troppau vào tháng 10/1820. Trong hội nghị, Aleksandr I vẫn giữ nguyên lý tưởng về một liên minh tự do của các quốc gia Châu Âu, tượng trưng bởi Liên minh Thần thánh, chống chính sách độc tài của cường quyền và chống lại cách mạng dưới ảnh hưởng của cách mạng Pháp đang lan truyền mạnh. Vào ngày 19 tháng 11, ông đã phê chuẩn Nghị định thư Troppau với những người đại diện các cường quốc: Thủ tướng Metternich của Áo, Thái tử Phổ Frederick Vilhelm, Ngoại trưởng Nga Antonios Kapodistrias, Thủ tướng Phổ Hardenberg, đại sứ Anh tại Áo Lord Stewart.

Xã hội nước Nga sau năm 1815

Sau khi giành thắng lợi trước Napoleon, Sa hoàng Nga càng tin vào những điều thần bí - thần thánh, tuyệt đối hóa quyền lực của nhà Vua. Tin vào những điều thần thánh đó, Sa hoàng tuyên bố xóa bỏ những ý đồ chống lại quyền lực tuyệt đối của ông ta - tuyên bố này nhắm đến các cuộc cách mạng đang lan truyền sang toàn châu Âu do ảnh hưởng sâu rộng của cách mạng tư sản Pháp. Aleksandr I tin dùng viên sủng thần Aleksey Arakcheyev (1769 - 1834) - một viên sĩ quan pháo binh vô danh, nhờ tài nịnh hót nhà vua mà lên chức đại thần, để giúp nhà Vua củng cố chế độ chuyên chế và đàn áp mọi tư tưởng tự do của nhân dân Nga.

Từ năm 1822 trở đi, Aleksey Arakcheyev là sủng thần của Nga hoàng có toàn quyền thay mặt vua soạn thảo, công bố chỉ dụ và giải quyết tất cả các vấn đề quốc gia đại sự. Suốt thời kì 1815 – 1825, Aleksey Arakcheyev đã thao túng, chế áp cả nước Nga và biến nước Nga thành một nhà tù khổng lồ. Nhân dân Nga, những người đã không tiếc máu xương giúp chính quyền Nga đánh tan đạo quân xâm lược khổng lồ của Napoleon, giờ đây họ lại không được gì, bị áp bức và đày đọa trong các trại tập trung quân sự của Aleksey Arakcheyev. Bị bóp nghẹt hoàn toàn mọi tư tưởng tư do dân chủ (đã nhen nhóm dưới thời Speranski), nhân dân và những người có tư tưởng cách mạng tập trung vào các "hội kín" để đề ra những chủ trương, biện pháp đấu tranh nhằm lật đổ nền quân chủ chuyên chế và thủ tiêu chế độ chiếm hữu nông nô. Họ đề xướng những dự án cải cách quốc gia, tuyên truyền cách mạng, cổ vũ tinh thần yêu nước, dân chủ, nâng cao dân trí, mở mang văn hoá, giáo dục và tiến hành chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang[36].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Aleksandr I của Nga http://www.russianlife.com/article.cfm?Number=255 http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/quan-doi-nap... http://nghiencuuquocte.org/2016/10/19/napoleon-rut... http://antg.cand.com.vn/Ho-so-mat/Bi-an-quanh-cai-... http://kienthuc.net.vn/giai-ma/nhung-cuoc-xam-luoc... https://www.facebook.com/lichsuvn.net/photos/pb.85... https://www.academia.edu/28680398/%D0%92_%D1%84%D0... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Alexan... https://fr.wikipedia.org/wiki/Fr%C3%A9d%C3%A9ric-C...